Chỉnh nha – Niềng răng
CHỈNH NHA (NIỀNG RĂNG)
Bao nhiêu tuổi thì có thể chỉnh nha?
Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, nhìn chung, thời điểm tốt nhất để điều trị chỉnh hình răng hàm mặt là khi các răng vĩnh viễn đã mọc (10-12 tuổi).
Ở lứa tuổi này, xương hàm đang phát triển, rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp lại các răng.
Trẻ nên đến bác sĩ khám vào lúc 7 tuổi. Bác sĩ sẽ đánh giá tình hình bệnh và quyết định thời điểm điều trị. Một số trường hợp cần được giải quyết sớm, không chờ đến khi rụng hết răng sữa vì lúc đó, sự lệch lạc răng sẽ trầm trọng hơn.
Việc chỉnh hình răng mặt cũng có thể thực hiện ở người lớn nếu tình trạng răng miệng của bệnh nhân còn tốt. Hiệu quả điều trị sẽ hạn chế nếu bệnh nhân đã ngoài 20 tuổi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng người lớn thì không thể chỉnh nha được.
Ngày nay với sự phát triển về kinh tế, nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, cũng như quan niệm về hàm răng đẹp cũng đã thay đổi, rất nhiều người mong muốn có được một hàm răng thẳng đều và đẹp.
Với sự tiến bộ của kỹ thuật nha khoa, hầu như chỉnh nha có thể áp dụng được với mọi lứa tuổi từ 8 đến trên 50.
Những điều cần biết về chỉnh nha
Việc chỉnh hình răng hàm mặt có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi. Thời điểm lý tưởng để chỉnh nha tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của sự sai hình xương và sự lệch lạc của răng.
1. Nguyên nhân nào dẫn đến sự lệch lạc của răng và sự sai hình của xương hàm?
- Di truyền: Cha hay mẹ có xương hàm nhỏ, còn răng thì quá to hoặc ngược lại, khiến các răng không thể xếp ngay ngắn trên cung hàm.
- Các thói quen xấu gây mất hài hòa giữa răng và hàm như tật mút tay, mút môi và cắn môi, đẩy lưỡi, thói quen thở bằng miệng.
- Chấn thương các răng.
- Mất răng sữa sớm: Việc chú ý giữ gìn răng sữa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp các răng vĩnh viễn mọc đúng trên cung hàm.
- Dinh dưỡng: Tình trạng dinh dưỡng kém có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm.
- Một số bệnh tật gây sâu răng sớm, bệnh nha chu (làm mất răng nên các răng bị xô lệch).
2. Những dấu hiệu nào cảnh báo cần chỉnh hình răng hàm mặt sớm?
- Răng xoay hay các răng mọc chen chúc.
- Răng mọc sai chỗ, xô lệch, không ngay ngắn trên cung hàm.
- Răng sữa mọc sớm hoặc muộn.
- Có thói quen xấu như mút tay, thở miệng.
- Có khớp cắn sâu, cắn chéo, cắn hở.
- Có sai hình xương hàm và lệch lạc răng (răng nhô ra trước hoặc thụt vào trong, xương hàm nhô ra trước hoặc lùi ra sau).
- Có răng dư hoặc răng ngầm.
- Cung răng và xương hàm hẹp.
3. Tại sao cần điều trị chỉnh hình răng hàm mặt sớm?
Việc điều trị chỉnh hình răng mặt sớm sẽ:
- Giúp xương hàm phát triển hài hòa với khuôn mặt, đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
- Giúp hài hòa khớp cắn giữa hai xương hàm.
- Giúp răng mọc đúng vị trí.
- Hạn chế chấn thương các răng nhô ra phía trước.
- Sớm sắp xếp ngay ngắn các răng mà không cần nhổ (bằng cách nới rộng xương hàm).
- Sửa chữa và loại bỏ được những thói quen xấu như tật mút tay, đẩy lưỡi.
- Giảm bớt hoặc loại bỏ một số vấn đề ảnh hưởng đến việc nuốt và phát âm.
- Giảm được thời gian và chi phí điều trị; ít gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân.
4. Có cần nhổ răng trong lúc chỉnh hình răng hàm mặt?
Không bắt buộc. Chỉ cần nhổ răng khi cần tạo chỗ trống để sắp xếp lại các răng trên cung hàm. Nhiều bệnh nhân đã có sẵn khoảng trống giữa các răng, nếu chỉnh hình sớm thì chỉ cần nới rộng xương hàm mà không phải nhổ.
5. Cần lưu ý gì khi điều trị chỉnh hình răng hàm mặt?
Bệnh nhân và người nhà phải có sự hợp tác chặt chẽ với bác sĩ điều trị; cụ thể là:
- Nghiêm túc mang các khí cụ tháo lắp đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Chấp nhận sự khó chịu khi mang các khí cụ chỉnh hình (nhất là loại tháo lắp). Chúng có thể làm bệnh nhân khó phát âm và bị đau trong 1-2 tuần lễ đầu.
- Luôn tái khám đúng hẹn để theo dõi và điều chỉnh khí cụ.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng (đặc biệt là khi điều trị bằng các khí cụ cố định) để phòng sâu răng, viêm lợi và hôi miệng.
- Tuân thủ các quy định của bác sĩ chỉnh hình răng hàm mặt như không được ăn thức ăn cứng (đá lạnh, kẹo, hạt đậu, bánh mì cứng) hoặc dính; không được cắn bút. Nếu không, các móc cài của khí cụ chỉnh hình sẽ hỏng hoặc tụt ra, kéo dài thời gian điều trị.
- Không nên chơi những môn thể thao có thể gây chấn thương vùng mặt hoặc răng như bóng đá, khúc côn cầu...
Chỉnh hình răng không cần mắc cài (Invisalign)
Invisalign sử dụng công nghệ 3D được vi tính hóa tiên tiến nhất hiện nay để chế tạo ra một loại khay có tác dụng nắn chỉnh răng mà khi đeo vào hần như không ai phát hiện ra dù họ đang đứng rất gần bạn.
Rất khó nhận biết người đang điều trị bằng Invisalign
Thời gian và chi phí điều trị phụ thuộc vào độ khó của từng trường hợp, từ đó bác sĩ sẽ quyết định số lượng khay cần thiết. Cách 2 tuần sẽ thay khay 1 lần, có thể có nhiều nhất 48 khay trong thời gian điều trị hoặc ít nhất là 12 khay nhưng thời gian cũng như số lượng khay cần thiết nên có tư vấn cụ thể của bác sĩ.
Invisalign chỉ có tác dụng khi bạn mang khay thường xuyên. Thông thường bác sĩ khuyên bệnh nhân nên mang cả ngày lẫn đêm, trừ khi ăn, chải răng và vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa hoặc sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn cũng có thể thoái mái ăn uống những gì mình thích vì Invisalign có thể tháo ra, đeo vào dễ dàng, không giống như kiểu chỉnh nha truyền thống phải gắn mắc cài.
Khoảng 1 hoặc 2 ngày đầu có thể bạn sẽ bị ê nhẹ do không quen với khí cụ mới nhưng vài ngày sau sẽ bình thường. Dấu hiệu này cho thấy Invisalign đang có tác dụng.
Thưa Bác sỹ, được biết Invisalign, là phương pháp chỉnh răng mới, không cần mắc cài, đem lại hiệu quả rất cao, được nhiều người đón nhận. Vậy, Bác sỹ có thể nói rõ hơn về phương pháp này?
Có thể nói rằng, Invisalign là phương pháp chỉnh răng thế hệ mới sử dụng một loạt các khay trong suốt (Aligners) do máy tính thiết kế có thể tháo ra được để chỉnh răng mà không cần đến dây và mắc cài kim loại. Mỗi khay mang trong khoảng 2 tuần, răng của bạn sẽ được di chuyển từng milimét từ tuần này sang tuần kia cho đến khi đạt kết quả như mong muốn.
Vậy thưa Bác sỹ, khi sử dụng phương pháp Invisalign có nhiều lợi ích gì so với sử dụng mắc cài truyền thống?
Invisalign sử dụng các khay trong suốt, một số người nhận xét rằng không ai nhận thấy họ đang đeo thứ gì trong miệng trừ khi chính họ nói ra, như vậy sẽ giúp bạn có nụ cười tự tin trong suốt thời điều trị. Ngoài ra, một lợi ích của việc có Invisalign là các khay được tháo lắp dễ dàng, giúp bạn có thể ăn uống những món mình ưa thích, bạn không gặp phải vấn đề gì khi chải răng và dùng chỉ nha khoa. Điều này làm giảm các bệnh về răng như: viêm tủy răng, viêm quanh răng, viêm nha chu, sâu răng…Hơn nữa, không giống như mắc cài có thể gây vướng víu, hoặc những móc nhỏ, dây có thể chọc má của bạn, khay Invisalign được thiết kế an toàn, và nói chung sẽ không gây kích ứng má và miệng của bạn như mắc cài truyền thống. Đặc biệt, nhờ công nghệ 3D mô phỏng toàn bộ quá trình điều trị, Invisalign giúp bác sỹ lên kế hoạch điều trị cho bạn từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Bạn sẽ mang mỗi khay 2 tuần rồi chuyển qua
khay mới, răng của bạn sẽ di chuyển dần cho đến khi đạt kết quả như mong muốn. Do vậy, phương pháp này rất phù hợp nếu bạn ở xa vì rất ít có sự cố như bong mắc cài, sút dây... hay cần những cuộc hẹn khẩn cấp với bác sỹ.
Ngoài những ưu điểm trên, Invisalign liệu có nhược điểm không thưa Bác sỹ?
Đúng, trong khi có rất nhiều lợi ích của việc sử dụng Invisalign, bên cạnh đó cũng có một số nhược điểm như: Khay có thể tạm thời ảnh hưởng đến giọng nói. Tuy nhiên, khi lưỡi đã quen với việc mang khay trong miệng, thì giọng nói của bạn sẽ tự nhiên trở lại. Bạn thường có thể bị đau hoặc ê nhẹ trong vài ngày sau khi thay khay mới. Điều này là bình thường vì đó là dấu hiệu cho thấy các khay Invisalign có tác dụng, tiếp tục di chuyển răng. Sự đau đớn này sẽ dần dần biến mất sau vài ngày. Khi mang mắc cài truyền thống chúng được gắn trên răng, bạn không phải nhớ để đặt chúng ở đâu sau khi bạn ăn. Nhưng nếu bạn dùng Invisalign, trường hợp quên khay thường xuyên, răng của bạn sẽ không thể di chuyển hoặc thậm chí có thể di chuyển trở lại vị trí trước đây.
Sử dụng phương pháp này có dễ dàng, Bác sỹ có lời khuyên gì cho người bệnh?
Trước tiên, bạn sẽ cần phải chọn một bác sỹ được huấn luyện và cấp chứng chỉ thực hành Invisalign. Khi bạn thực hiện chuyến thăm đầu tiên của mình, bác sỹ sẽ xác định chọn Invisalign phù hợp nhất, đồng thời giải thích các ưu và nhược điểm của Invisalign. Vào thời điểm đó, bác sỹ sẽ cung cấp một chi phí ước tính cho toàn quá trình. Thời gian và chi phí điều trị tùy vào mức độ khó của từng trường hợp, thời gian trung bình khoảng 12-24 tháng, bác sỹ sẽ xác định thời gian cần thiết là bao lâu sau khi thiết lập kế hoạch điều trị cụ thể. Sau khi bạn và bác sỹ đã thống nhất chọn Invisalign, bác sỹ sẽ chỉ định chụp X-quang, chụp hình ảnh, và các mô hình răng của bạn.
Sau đó, trước khi cuộc hẹn tiếp theo, bác sỹ sẽ sử dụng phần mềm kỹ thuật 3D để xác định cách điều trị tốt nhất. Cuộc hẹn tiếp theo, bác sỹ Invisalign sẽ cung cấp cho bạn bộ cặp đầu tiên khay Invisalign và hướng dẫn bạn làm thế nào để đặt và gỡ bỏ chúng. Bạn sẽ trở lại với bác sỹ 4-8 tuần tiếp theo để nhận tiếp các khay và để bác sỹ theo dõi sự tiến bộ hàm răng.
Các phương pháp chỉnh nha
Gồm 2 phương pháp:
· Chỉnh bằng hàm tháo lắp
· Chỉnh bằng hàm mắc cài
1. Chỉnh nha tháo lắp
Khác với phương pháp chỉnh nha cố định, phương pháp mang hàm chỉnh nha tháo lắp ít tốn kém về chi phí nhưng vẫn đạt được hiệu quả mong muốn.
Thường dùng cho hàm răng hỗn hợp (tức là răng trẻ em chưa thay hết, vừa có răng sữa, vừa có răng vĩnh viễn)
Có ưu điểm là tiện lợi nhưng chỉ dùng ở một số trường hợp niềng răng đơn giản cho răng vĩnh viễn, hoặc phối hợp với các loại niềng răng khác.
Chỉnh nha tháo lắp khác với chỉnh nha cố định?
Đối với việc mang hàm chỉnh nha cố định, bác sỹ sẽ gắn khí cụ chỉnh nha vào các răng của bạn giữ cố định, dùng móc và lò xo để kéo hay đẩy răng trong thời gian dài thậm chí tới vài năm. Song một điều cần phải nói rằng chi phí cho hàm chỉnh nha cố định thường tốn kém hơn các chi phí khác, bạn cũng phải mang các khí cụ chỉnh nha thường xuyên để có kết quả tốt hơn.
Với hàm chỉnh nha tháo lắp ít tốn kém chi phí hơn, có thể dễ dàng được loại bỏ và gắn vào miệng nhưng đòi hỏi bệnh nhân phải cộng tác tốt với bác sỹ nha khoa thì mới có kết quả.
Thực hiện chỉnh nha tháo lắp như thế nào?
Không giống như các thiết bị niềng răng được thực hiện trong phòng thí nghiệm nha khoa. Một mô hình thạch cao được thiết kế và tạo ra từ hàm của bệnh nhân. Sau khi các thiết bị này hoàn thành thì được lắp cho bệnh nhân.
Sau đó, bệnh nhân phải đeo thiết bị tháo lắp này liên tục mới có công dụng. Mới đầu, nếu chưa quen chúng có thể gây khó chịu và tăng tiết nước bọt. Sau khoảng 1 tuần thì bạn sẽ quen. Do đó, bạn có thể đeo thời gian tăng dần chẳng hạn như đeo buổi ban đêm, khi đi học. Mỗi khi ăn, bạn phải nhớ tháo thiết bị này ra nhé.
Tùy theo tình trạng và mức độ răng mà những bệnh nhân chỉnh nha tháo lắp có thể phải đeo thiết bị này từ 1,5 - 2 năm.
Lợi ích của mang hàm chỉnh nha tháo lắp?
- Có ích khi số tiền bắt buộc chỉnh răng của bạn là hạn chế
- Nó là biện pháp tương đối đơn giản để điều chỉnh răng mà đòi hỏi ít thời gian lâm sàng.
- Nếu thiết bị làm cho răng miệng bạn bị kích thích, bạn có thể loại bỏ nó bất cứ lúc nào.
- Nó có thể được loại bỏ khi bạn chơi thể thao, do vậy thiệt hại cho bệnh nhân và thiết bị giảm đến mức tối thiểu.
- Có thể dễ dàng loại bỏ và dễ dàng vệ sinh răng miệng.
- Thích hợp cho trẻ từ 8-12 tuổi mà có những biểu hiện bất thường về răng như: móm, hô, khấp khểnh răng thì biện pháp mang hàm chỉnh tháo lắp rất tốt để dự phòng.
Bất lợi của việc sử dụng một thiết bị chỉnh nha tháo lắp?
- Nó hơi khá cồng kềnh khi sử dụng
- Nó không thích hợp để điều trị trong vòm thấp hơn.
- Sự hợp tác của bệnh nhân là rất cần thiết cho sự thành công của điều trị.
- Kết quả xảy ra chậm hơn nhiều so với niềng răng.
Làm thế nào để duy trì các thiết bị chỉnh nha tháo lắp?
- Nó phải được đeo liên tục để có kết quả sớm và tốt. Nó sẽ được gỡ bỏ chỉ trong thời gian trước khi đi ngủ.
- Khi không còn mang nó trong miệng, bạn phải lưu giữ thiết bị chỉnh răng tháo lắp trong một cốc nước lạnh. Tiếp xúc với nhiệt độ có thể làm thay đổi hình dạng phù hợp của thiết bị.
- Gỡ bỏ thiết bị trước khi bạn chơi bất kỳ môn thể thao.
- Cẩn thận khi chèn vào hoặc lấy ra vì các thiết bị này làm bằng nhựa có thể bị biến dạng.
- Thiết bị phải được giữ sạch sẽ. Tuy nhiên, bạn không nên vệ sinh chúng bằng kem đánh răng vì có thể làm sơ hóa nhựa.
Bạn chỉ nên đánh chúng bằng bàn chải đánh răng dưới vòi nước chảy cho đến khi chúng sạch, không còn nhớp là được.
2. Phương pháp niềng răng với mắc cài
Để đạt được sự sắp xếp hài hòa các răng, nha sĩ gắn những chiếc mắc cài vào răng, các mắc cài được liên kết với dây nhằm tạo lực di chuyển các răng. Nha sĩ sẽ kiểm tra định kỳ để điều chỉnh sự di chuyển các răng đến vị trí mong muốn. Có 2 phương pháp gắn mắc cài là gắn mặt ngoài và gắn mặt trong của răng.
A. Mắc cài gắn mặt ngoài răng:
Ưu điểm:
Thời gian niềng răng nhanh hơn và chi phí thấp hơn so với phương pháp mắc cài gắn mặt trong răng.
Vệ sinh răng dễ ràng hơn so với mắc cài mặt trong.
Khuyết điểm:
Không thẩm mỹ so với mắc cài mặt trong, điều này sẽ khiến nhiều người e ngại khi đeo mắc cài mặt ngoài, nhưng đối với trẻ em thì là sự lựa trọn hợp lý bới vì trẻ không có quan trọng chuyện thẩm mỹ như người lớn.
Mắc cài gắn bên ngoài răng gồm 2 loại: Loại cổ cổ điển và loại tự động.
- Mắc cài cổ điển
MẮC CÀI KIM LOẠI CỔ ĐIỂN
Loại mắc cài này dùng thun buộc vào dây cung nên cần tái khám thường xuyên để thay thun, tuy nhiên có chi phí thấp nhất trong các loại mắc cài.
- Mắc cài tự động
Do tính năng “tự động trượt” của mắc cài nên không cần dùng thun buộc, giúp giảm đau tối đa, và thời gian niềng răng cũng được rút ngắn đáng kể vì không mất thời gian thay lại thun mới. Có 2 loại: thẩm mỹ và không thẩm mỹ.
Đây là loại mắc cài mặt ngoài mới nhất, có tính năng trượt tự động không cần phải sử dung thun. Sử dụng mắc cài này sẽ giúp giảm đau tối đa, do tính ma sát cao và không phải thay thun lên thời gian điều trị củng giảm đáng kể. Mắc cài tự động gồm 2 loại: Loại thẩm mỹ (được làm bằng sứ) và loại làm bằng kim loại.
MẮC CÀI SỨ TỰ ĐỘNG
MẮC CÀI KIM LOẠI TỰ BUỘC
B. Mắc cài mặt trong răng (mắc cài mặt lưỡi)
Ưu điểm:
So với niềng răng mặt ngoài, kỹ thuật này giúp bộ niềng răng trở lên vô hình với người đối diện, giúp mang lại một tâm lý tự tin.
Bộ niềng răng được thiết kế cho từng trường hợp cụ thể với thiết hiện đại nhất, đạt độ chính xác cao nhất đáp ứng nhu cầu điều trị tối ưu.
Khuyết điểm:
Thời gian niềng răng kéo dài hơn gắn mắc cài mặt ngoài.
Khó vệ sinh hơn gắn mắc cài mặt ngoài nên dễ gây viêm nướu, hôi miệng.
Hê thống dây cung và mắc cài gắn bên trong làm cho lưỡi vướng víu, khó phát âm hơn.